Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Tăng thuế giá trị gia tăng/DPH/. Tổng thống Klaus đã ký phê duyệt

Điều gì sẽ thay đổi:

- Từ 1.1.2012 mức thuế thấp 10% sẽ tăng thành 14%, mức thuế 20% vẫn giữ nguyên
- Từ 1.1.2013 tất cả các mức thuế đều là 17%, không loại trừ thứ nào

Giá cả sẽ thay đổi vào năm 2012?

Một số mặt hàng thiết yếu và dịch vụ sẽ tăng như: thực phẩm, nước uống không có cồn, nước và nước thải, nhiệt, giao thông thành phố, sách, tạp chí, vé vào cửa, dịch vụ nhà ở, dịch vụ văn hoá, dụng cụ y tế, công việc xây dựng...

Giá cả sẽ tăng vào năm 2013?

Trong năm 2013 giá các mặt hàng chịu mức thuế thấp sẽ lại tăng. Một số mặt hàng sẽ rẻ đi như hàng tiêu dùng, điện, gas, telefon, internet, quần áo, xăng, rượi, thuốc lá, quán ăn...

Có những biện pháp nào bù trừ cho việc tăng giá?

Hai nhóm người được bù trừ là gia đình có con ( mức thưởng cho mỗi con là thêm 150 curon/tháng/1 đứa) và những người đang nghỉ hưu. Lương hưu tăng cỡ khoảng 174 curon/tháng.
Lương tối thiểu tăng cỡ 400 đên 500 curon/tháng và tất nhiên sẽ tăng mức sống tối thiểu và mức sống tối thiểu để tồn tại.

Ngân sách nhà nước Sec được cải thiện bao nhiêu?

Do tăng thuế DPH, ngân sách nhà nước tăng từ 18 đến 24,5 tỷ curon mà trong đó có tính cả việc giảm thuế thu nhập cá nhân- tăng mức giảm thuế cho từng cá nhân. Những khoản tiền này dùng để chi cho việc cải cách hệ thống hưu trí và chi cho những người đang hưởng lương hưu. Ngoài ra số tiền đó làm cho tăng ngân sách cá thành phố và làng xã.

Cải cách hệ thống hưu trí:

- Lập tài khoản riêng cho người về hưu (không bắt buộc)
- Nâng ngưỡng tuổi về hưu
- Những người sinh sau 1965 sẽ về hưu muộn hơn
- Tuổi về hưu sẽ dần nâng lên trên ngưỡng 65

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

TÂY BAN NHA, cứ 5 người thì một người không đi làm. Cách giải quyết: bầu cử quốc hội trước hạn

Chủ nhật này, Tây Ban Nha, nước có nền kinh tế thứ 4 sau Đức, Pháp va Ytalia sẽ diễn ra cuộc bầu cử quốc hội trước hạn để xem đảng nào lên nắm quyền, đảng Xã hội hay đảng Dân tộc.

Nợ nhà nước là 67% GDP, tỷ lệ thất nghiệp là 21%, tức là có tới 5 triệu người thất nghiệp. Nhà nước này đã cố gắng giải quyết bằng cách tăng độ tuổi về hưu từ 65 lên 67, tư nhân hoá các xí nghiệp nhà nước. Nhưng mọi việc đều không thành. Mức tăng trưởng trong quí 3 năm nay là 0.8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đất nước với 47 triệu người, gồm 17 vùng, 50 tỉnh thuộc một trong các nền kinh tế ốm yếu nhất của khối cộng đồng châu ÂU.
Theo Hội đồng châu Âu, khủng hoảng kinh tế sẽ còn kéo dài vài năm. Năm tới, sự hồi phục sẽ còn bị đe doạ, sự tăng trưởng sẽ bị chựng lại. Các nước lâm vào khủng hoảng nặng nhất sẽ là Hy Lạp, Bồ đào Nha, Irsko và Ytalia. Nợ công của các nước này như sau ( tính theo tỷ USD):
  • Hy Lạp : 432,10
  • Bồ Đào Nha : 196,47
  • Tây Ban Nha : 868,58
  • Irsko : 204,49

Chính phủ Hy Lạp và Ytalia đã đổ và được thay bằng chính phủ lâm thời. Và lần này lại tới Tây Ban Nha

Còn tại Séc, ngày 17.11.2001, kỷ niệm 22 năm cách mạng nhung, dân tình biểu tình tại quảng trường con ngựa phản đối chính phủ với khẩu hiệu:các nhà chính trị, đủ rồi, thôi đừng ăn cắp nữa, chấm dứt đi cái liên minh hiện tại, Nhà nước chống lại nhân dân, nhân dân chống lại nhà nước, cùng với các hình vẽ chiếc quan tài cho chính phủ đương thời, chiếc condom bọc trong ngón tay giữa của bàn tay...Liên kết

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Khủng hoảng đã bẻ đôi châu Âu. Nước Đức giữ cây chuối bên trên mặt nước

Tình hình kinh tế Séc đi lên hay đi xuống? Các số liệu mới nhất chỉ ra điều gì? Rất nhiều điều lại phụ thuộc vào tình hình bên Đức.

Praha - Nước Đức tăng trưởng 2,5%, bởi vậy không thể nói nghiêm túc về chuyện nhanh chóng loại trừ khủng hoảng . Các nước quan trọng trong khối châu Âu cũng đạt mức tăng trưởng tương tự trong quí 3 như là Pháp, Anh, Thuỵ Điển.

Đình trệ hoặc đang hồi phục, bước đầu đó là Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Trong mảng nguy hiểm là 10 nước thành viên của liên minh châu Âu, trong đó có Cộng hoà Séc.

Các nền kinh t ế mạnh đang chống đỡ

Kết quả của các nền kinh tế châu Ẩu trong quí 3 năm nay cũng khó mà so được với cùng kỳ năm 2008. Trước đây 3 năm có 17 nước thành viên trong 27 nước liên minh châu Âu tuyên bố suy thoái kinh tế. Năm nay chỉ có 4 nước là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Sip và đáng ngạc nhiên là Hà Lan. Năm nước tiếp theo hiện nay là trong tình trạng đình trệ, cụ thể là Bulgari, Bỉ, Séc, Slovinsko và Tây Ban Nha.

Cho dù các nước trong quí 4 tới có làm chậm lại quá trình suy thoái, kể cả Ytalia dù có khá lên thì 10 nước "có vấn đề" cho đến cuối năm nay cũng không làm hồi phục được toàn châu Âu. Lưu ý rằng cuối năm 2008 có 24 nước liên mình châu Âu tuyên bố suy thoái.

Sự khác nhau so với năm 2008 hơn thế nữa không phải chỉ trong đơn thuần là số lượng các nước suy thoái mà là mức độ ở từng nước trong khủng hoảng kinh tế.

Từ mùa xuân năm 2008 các nước Đức, Pháp, Anh, Thuỵ Điển đã có mức tăng trưởng chậm và cảm thấy triệu chứng khủng hoảng tài chính. Sau đó từ mùa thu đến mùa đông là đến lượt các nước ngoại vi như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Rumani, Slovinsko và Séc

Sơ đồ tăng trưởng nền kinh tế Đức

Sơ đồ tăng trưởng kinh tế Hy Lạp

Sơ đồ tăng trưởng kinh tế Liên minh châu Âu

Sơ đồ tăng trưởng kinh tế Lipsko

Sơ đồ tăng trưởng kinh tế Séc


Câu hỏi đặt ra, liệu cuộc khủng hoảng thứ hai đang tới? Liệu châu Âu đang chựng bước lại?

Lần này, tình hình có vẻ ngược lại. Các nước ngoại vi đang bị đe doạ bởi cuộc khủng hoảng mới. Đối chọi được với cuộc khủng hoảng mới, thoạt đầu là nòng cốt của liên mình châu Âu và một vài nước có nền kinh tế thấp ở phía đông.

Trữ lượng đã cạn

Các nhà phân tích từ mọi hướng của thế giới cho rằng suy giảm kinh tế Đức đang tới. Tổ chức thế giới OECD thậm chí còn dự đoán nước Đức đến cuối năm còn giảm mức tăng trưởng khoảng 0,3%

Cho dù tăng trưởng trong quí 3 là do nhu cầu tiêu dùng trong nước và sự đầu tư của các công ty địa phương nhưng sự suy giảm công nghiệp trọng yếu là không thể bù đắp được

Praha - Các công ty nội địa mất chân trên thị trường Đức. Không tồn tại một giải pháp thay thế nào khác.

Chất lượng tốt của các nhà công nghiệp Séc đã làm tăng sự tiêu thụ trên thị trường nước Đức hàng xóm. Trong năm trước Đức đã xài hàng Séc tới trị giá 30 tỷ euro và điều đó chỉ ra rằng đó là lý do cho s ự phục hồi nền kinh tế vừa qua.

Các số liệu của cơ quan thống kê của liên bang Đức trong 7 tháng đầu năm 2011 chỉ ra rằng sự phình ra đã kết thúc.Thị phần các sản phẩm Séc xuất khẩu vào Đức đình trệ ở mức giới hạn 3,7%.

Các nhà tiêu thụ Đức dần dần mất mối quan tâm tới các sản phẩm từ Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản và kể cả Séc

Praha - Cơ quan thống kê Séc khẳng định xu hướng lần lượt giảm sự tăng trưởng. Kết quả tồi tệ hơn sự phỏng đoán của các nhà phân tích.

„Nền kinh tế trong quí 3 đã dừng lại. Kết quả tồi tệ của công nghiệp chỉ ra rằng cơ hội để tăng trưởng đáng kể là rất ít. Bởi vì rằng những điều xấu đã bắt đầu diễn ra trong quí 4, có khả năng trong quí 4 HDP có thể ngắm vào con số âm“, nhà phân tích của ngân hàng Raiffaisebank dự đoán.


Nhu cầu nội địa giảm từ từ, nhưng cũng cảm thấy khá rõ rệt lại là một phần triệt tiêu cán cân ngoại thương- một thành phần duy nhất làm tăng HDP.

Đồng curon rớt tiếp. Nó suy yếu nhất kể từ tháng 6 năm ngoái.

Đồng tiền Séc hiện tại đã ở mức thấp nhất kể từ hồi tháng 6 năm ngoái.Tỉ giá so với đồng Euro thấp hơn 11 haller là 25,78 Kc/ EUR và so với đô la , kém hơn 10 haller, là 18,78 Kc/ USD.

Sự suy yếu của đồng curon liên quan tới sự phát triển kinh tế Séc, ảnh hưởng bởi nỗi lo sợ từ diễn biến của thị trường tài chính. Ngày nay, dự báo tỉ giá đồng curon có nghĩa là dự báo cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu khi nào kết thúc và kết thúc ra sao.


Nếu mà tìm ra phương cách để làm thuyên giảm hoặc chấm dứt khủng hoảng nợ thì tỉ giá đồng curon sẽ trở về 24 đến 25 trên 1 đồng Euro. Trong trường hợp ngược lại, nó có thể đầu cơ trong ranh giới 28, 29 hoặc 30 KC/EUR- nhà phân tích David Marek của công ty Patria Finance nói như vậy.

Những chỉ số xấu :

- Giảm doanh số bán lẻ

- Sản xuất công nghiệp Đức tồi đi

- Nền kinh tế nội địa Séc xấu đi: mức tăng trưởng công nghiệp thấp, suy thoái thị trường bán lẻ

- Chỉ số tốt như hạ tỉ lệ thất nghiệp còn 7,9% và dư thừa ngoại thương cũng không chứng tỏ đồng curon được hưởng lợi.















Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Chiến tranh tiền tệ lại quay trở lại, đồng curon Séc cũng đã bị động chạm tới.

Švýcarský frank

Ngân hàng trung ương Thuỵ Sỹ có thể tung ra phản ứng dây chuyền đã từng biết đến như là một cuộc chiến tranh tiền tệ . Biểu hiện là hôm thứ ba /14.11.2011/ , lần đầu tiên kể từ năm 1978 ngân hàng này bất ngờ neo tỷ giá đồng Frank, tức là đã chuẩn bị cho các nhà đầu tư toàn cầu một bến cảng an toàn. Tiền toàn cầu ngay lập tức bắt đầu săm soi vào các đồng tiền khác để đầu tư.

Lập tức , sau quyết định của các ngài Thuỵ sỹ, bên cạnh đồng Euro, đồng Curon Séc cũng mạnh lên. Ing. Pavel Mertlík trong báo Aktuálně.cz nói rằng:“Quả thực là như vậy, nhưng chỉ vài Haler thôi và tiềm năng cũng đã cạn kiệt. Về mặt dài hạn, có khả n ăng sẽ bắt đầu là việc đẩy lên đồng Real của Brazilia, đồng Yên Nhật cùng với đồng Curon của Thuỵ Điển và Na Uy. Trong trường hợp x ảy ra cuộc khủng hoảng tài chính mới thì ứng viên chính trong kiểu „Thuỵ Sỹ“ ấy là đồng Curon Na Uy, nhờ sự ổn định của nền kinh tế Na Uy, và trong cuộc chiến này, ngược lại đồng Curon Séc chắc là sẽ yếu đi.

(Theo Karel Tomal)